LHA - "CHIẾN BINH" MỚI TRONG LÀNG TRỊ MỤN

Như chúng ta đã biết, #BHA là một thành phần trị mụn ẩn, đầu đen hiệu quả. Tuy nhiên, BHA cũng mang trong mình hai tác dụng phụ đó là gây khô và làm da trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng. Vậy, có thành phần nào mang đầy đủ những tính chất của BHA nhưng lại ít kích ứng và ít khô da hơn không?
? Câu trả lời chính là LHA - beta-Lipo Hydroxy Acid ?
? LHA có thể dùng để điều trị mụn nhẹ và vừa, bao gồm cả mụn viêm và không viêm như mụn đầu trắng hay đầu đen. Tuy nhiên, LHA không đủ mạnh để điều trị mụn nặng như các dạng mụn nang, mụn bọc lớn.
? Do đó, nếu bạn có nhu cầu tẩy tế bào chết hóa học nhưng e ngại da bị kích ứng, hoặc da của bạn nhạy cảm, hoặc bạn có mụn nhẹ/vừa hay mắc chứng Rosacea thì LHA là một thành phần tất đáng để thử.
✨ Đây là một họat chất tẩy tế bào chết hóa học có tác dụng tương tự như BHA
✨ Ít gây kích ứng, hợp với da dầu mụn, da nhạy cảm.
✨ Có tác dụng với mụn nhẹ và vừa.
✨ Có khả năng chống lão hóa
LHA được viết tắt từ beta-Lipo Hydroxy Acid, thuộc nhóm carboxylic acids trong đó bao gồm một nhóm hydroxyl và một nhóm carboxyl gắn vào nhân benzen. Còn BHAs, cũng là một carboxylic acids nhưng có cấu tạo mạch thẳng trong đó có 1 nhóm hydroxyl gắn ở vị trí beta của mạch carbon. Hay có thể hiểu một cách ngắn gọn là LHA và BHA có chung nguồn gốc họ hàng
Giống BHA, LHA tan trong dầu nên có khả năng ngăn ngừa mụn thông qua hai cơ chế: Tạo thuận lợi cho việc đào thải tế bào chết, đẩy nhân mụn và dầu thừa ra khỏi lỗ chân lông và làm lỏng bã nhờn nên sẽ thích hợp nhất với da dầu mụn.

Cụ thể hơn, một mặt nó len lỏi vào các tuyến bã nhờn, đẩy dầu thừa và bụi bẩn tích tụ lên trên bề mặt da, mặt khác nó làm lỏng liên kết protein giữa các tế bào sừng ở lớp ngoài cùng để chúng dễ dàng tách rời và bong ra hơn (lớp tế bào này thực chất là lớp tế bào chết phủ lên trên bề mặt da cũng như trong nang lông, nếu tích tụ quá nhiều chúng sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn).
Ngoài ra, do thuộc nhóm acid salicylic nên LHA cũng có những tính chất kháng viêm và kháng khuẩn, giúp giảm tích tụ P.acnes sinh mụn và nếu có mụn thì cũng giảm tình trạng mụn viêm sưng, đỏ. So với một hoạt chất trị mụn có tính kháng khuẩn mạnh khác là benzoyl peroxide thì khả năng làm giảm mụn viêm lẫn không viêm của LHA là xấp xỉ
LHA cũng có khả năng tăng tốc độ sừng hóa tế bào, có nghĩa là thúc đẩy quá trình di chuyển của tế bào da từ lớp đáy cho đến khi lên bề mặt và bong ra ngoài như BHA.

Việc tăng tốc độ sừng hóa dẫn đến việc da sẽ liên tục đưa các tế bào mới lên thay thế lớp tế bào cũ nên LHA cũng thúc đẩy quá trình “đẩy mụn” diễn ra nhanh hơn, đồng thời các vết thâm cũng mờ đi nhanh chóng. Tuy nhiên do da bạn luôn ở trạng thái “non” nên việc dùng kem chống nắng trong thời gian này là tối cần thiết.

Ngoài ra lỗ chân lông sau khi được làm sạch cũng sẽ thu nhỏ lại làm da trông mịn màng hơn
LHA tan trong dầu tốt hơn nên ở lại lâu hơn trong lớp biểu bì, khiến cho khả năng thấm sâu vào da của LHA kém hơn so với BHA. Điều này thực ra lại là một điểm có lợi, vì khả năng thấm vào các cấu trúc da của LHA chỉ vừa đủ sâu để thực hiện các chức năng của nó chứ không đến mức gây kích ứng cho da. Một sự khác biệt nữa là về độ pH, LHA hoạt động ở pH 5.5 và BHA là 3-4. Mức pH 5.5 này ngang bằng với pH bình thường của da, ghi thêm một điểm cộng rõ ràng nữa trong việc giảm kích ứng.
Chia sẻ: