10 SỰ THẬT VỀ NÁM MÁ

Nguyễn Quỳnh Phương tổng hợp từ các bài giảng của BV Da Liễu & BV Đại Học Y Dược TPHCM
1️⃣/ Nám má có cơ chế sinh bệnh rất phức tạp mà hiện nay vẫn chưa có bài báo cáo hoàn chỉnh nào về vấn đề này vì tất cả đều đang trong giai đoạn nghiên cứu sâu hơn nữa. Tuy nhiên, có 4 sinh bệnh học có nhiều chứng cứ nhất hiện nay, đó là:
- Ánh nắng mặt trời
- Gen di truyền
- Yếu tố Viêm
- Nội tiết tố (nhưng hiện nay có nhiều chứng cứ chỉ ra rằng người có yếu tố nội tiết nhưng không có gen H19 thì không bị)
2️⃣/ Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị như thuốc bôi, thuốc uống, tiêm vi điểm, lăn kim với thuốc, laser, peel…vv. Nhưng có nhiều phương pháp đồng nghĩa với việc không có một phương pháp nào là tối ưu dành cho tất cả mọi người.
3️⃣/ Để điều trị đáp ứng nhanh thì chúng ta cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau trong điều trị nám má, đánh vào các con đường sinh bệnh học từ nhiều hướng để mang lại hiệu quả tốt và nhanh hơn là chỉ bôi thuốc.
4️⃣/ Hiện nay, trong các quan điểm sinh học của nám má người ta còn có 1 quan điểm mới hơn nữa. Đó là nám má là 1 tình trạng của việc LÃO HOÁ DA (do ánh nắng mặt trời, do nội sinh…). Khi da lão hoá, các sợi liên kết ở màn đáy bị đứt gãy và làm cho những melanin di chuyển từ lớp thượng bì xuống lớp bì, gây tình trạng nám má ở lớp bì.
=> Đồng nghĩa với việc cải thiện tình trạng lão hoá da là một cách điều trị được nám má.
5️⃣/ Vai trò của việc chống nắng được nhấn mạnh nhiều hơn, có thể nói là điều kiện tiên quyết trong điều trị nám má. Nếu không chống nắng, thì không thể hết nám má dù cho sử dụng thiết bị hiện đại đến mức nào. Bao gồm cả việc bôi & uống, lưu ý uống là bổ trợ chứ không thay thế cho việc bôi kem chống nắng.
6️⃣/ Hydroquinone 4% là hoạt chất được xem như tiêu chuẩn vàng trong điều trị nám má, tuy nhiên thì tại một số nước như Nhật, Châu Âu đã cấm sử dụng, vì một số tác dụng phụ mà nó mang đến. Vì vậy khi dùng cần thận trọng và có sự theo dõi của người có chuyên môn.
Hiện nay có những nghiên cứu chỉ ra một vài chất thay thế HQ 4%, được cho là hiệu quả gần bằng nhưng ít tác dụng phụ hơn. Ví dụ: Thiamidol, Tranexamic Axit, Cyspera,...
7️⃣/ Tất cả các loại nám má đều có khả năng Kháng Trị nên việc phương pháp này không đáp ứng điều trị với người này, là hoàn toàn bình thường. Người điều trị cần cá thể hoá từng bệnh nhân và tìm ra phương pháp phù hợp nhất.
8️⃣/ “Once melasma, always melasma” - Một khi đã bị nám rồi thì không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên vẫn có thể kiểm soát được nó nếu người bệnh hiểu và ý thức được để duy trì kết quả điều trị.
9️⃣/ Điều trị nám má chuẩn y khoa là phải làm sao đánh được vào các con đường sinh bệnh học của nám má, chẳng hạn như ức chế men tyrosinase để ngừng sản sinh melanin... Chứ không phải đánh “bay màu” bằng cách độc tố tế bào và tế bào chết luôn ngay sau đợt điều trị ?.
?/ Nám má hiện nay vẫn còn là một Thách Thức rất lớn trong ngành da liễu thẩm mỹ. Chưa có phương pháp nào có thể giải quyết trên diện rộng.
Nếu thích dạng bài này hãy like hoặc cmt cho Phương biết, Phương sẽ viết thêm nhiều nữa để chia sẻ về những báo cáo khoa học mà mình được cập nhật cho mọi người cùng biết nè! ?
Chia sẻ: